Thursday, February 8, 2018

TẠM BIỆT NĂM CON GÀ – NHẬT BẢN ĐÓN CHÀO NĂM “MẬU TUẤT”


Không giống như các nước ở khu vực Châu Á, Nhật Bản chỉ có 1 dịp tết duy nhất trong năm đó là ngày 1/1 Tây tính theo lịch dương. Xuôi cùng dòng chảy lịch sử, đất nước Nhật đã ngày càng hiện đại và có nhiều thay đổi trong phong tục tập quán và văn hóa con người. Thế nhưng, dù mọi thứ có xoay vần theo thời gian, thì phương cách chào đón năm mới của đất nước xinh đẹp này vẫn giữ vẹn nguyên giá trị, không chỉ hòa quyện từ nét đẹp đổi mới, tân tiến mà còn tồn tại cả vẻ cổ điển truyền thống, với những tập tục được người xưa lưu truyền.
Hòa cùng không khí ngày tết đang đến gần, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi điều thú vị về những hoạt động ý nghĩa mà người dân Nhật Bản thường làm trong dịp tết năm nay.
HOẠT ĐỘNG TRƯỚC THỀM TẾT ĐẾN CỦA NGƯỜI NHẬT
Vệ sinh cửa nhà
Vào những ngày này, thường là trước ngày tết 1 đến 2 tuần, tất cả mọi gia đình sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, phủi quét bụi bặm, mua sắm những đồ gia dụng mới, trước cổng nhà và phía bên trong đều sẽ được trang trí những đồ dùng đa số làm từ gỗ thông, thân tre và mận. Từ trong ra ngoài đều phải được lau dọn sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng.Và đây cũng là cơ hội để mọi người trong gia đình chăm sóc cho mái ấm cư ngụ của mình, vì thông thường những ngày trong năm nhiều người sẽ bận đi làm và không có thời gian chăm sóc nhà cửa.
Trang hoàng, làm đẹp ngôi nhà
Để cầu bình an may mắn cho năm mới, trước khi tết đến nhà nhà sẽ treo một bó Kadomatsu trước cửa. Truyền thuyết kể rằng, thần Toshigamisama sẽ giáng trần và ẩn mình vào thân cây tùng Kadomatsu. Thông thường, người ta sẽ dựng cây tùng vào ngày 13/12, khoảng thời gian thích hợp cho công việc trang hoàng ngày tết. Điều lưu ý là người dân Nhật sẽ cấm kỵ hoạt động dựng cây tùng vào ngày 29 và tối giao thừa, vì cho rằng đây là điều không nên, và không may mắn.


Ngoài ra, việc đặt Wakazari trong bếp cũng được nhiều gia đình sử dụng để cầu bình an. Wakazari nhìn giống như bó hoa hình tròn, được tết bởi một đoạn dây thừng và phía trước được kết nhiều loại hoa đủ màu sắc, phía sau có móc treo. Các gia đình thường treo Wakazari trong góc bếp với ý nghĩa tạ ơn các vị thần lửa và thần nước đã dung hòa, mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người, những bữa cơm ngon được tạo ra để kết nối tình yêu thương gia đình. Với những bác tài điều khiển phương tiện thì Wakazari sẽ được treo ở mui xe nhằm mong cầu bình an trên mọi nẻo đường.
Đặc biệt, trên khung cửa của một vài ngôi nhà trên đất Nhật còn trang trí thêm các vật dụng như đồ đan bằng lá có màu trắng, quả quýt và dải giấy trắng, dây thừng tết bằng cỏ ẩm…. Những màu sắc này đều có ý nghĩa nhất định và chứa đựng ý nguyện ngày tết như màu cam tượng trưng cho sự thịnh vượng, an khang, màu trắng gợi lên sự trong sáng tinh khiết, hàm ý tẩy sạch bụi bẩn, xua đuổi tà ma, xui xẻo. Màu xanh đậm của cỏ ẩm dâng lên thần linh cầu tài cầu lộc, giàu sang sung túc.
Cách dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật
Trả hết nợ
Người Nhật quan niệm rằng để rũ bỏ những xui xẻo, khó khăn của năm cũ mọi người nên thanh toán, trả dứt các nợ nần từ tiền bạc đến của cải của năm cũ để bước sang năm mới với những khởi đầu suôn sẻ và thuận lợi, làm ăn phát đạt.
Chính vì vậy, bất kỳ ai có nợ đều sẽ tranh thủ đi trả hết,để bắt đầu một cuộc sống sang năm thuận hòa, nhiều may mắn trong cả công việc và đời sống.

Nấu bánh, chế biến “Món Tết”

Vào những ngày cuối năm 28 và 30 tết các mẹ, các chị trong gia đình sẽ chụm lại chuẩn bị làm những món ăn ngày tết trong đó nổi bật nhất là bánh Tết và các món ăn tổng hợp. Sỡ dĩ bánh Tết là món ăn truyền thống ngày Tết vì nó tượng trưng cho sự may mắn, đầy đủ cho gia chủ. Các món ăn tổng hợp ở đây là các món ngọt làm bằng các nguyên liệu như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, sardin khô, tảo ăn, hạt dẻ và khoai lang, bánh phổ biến nhất ngày tết là bánh Mochi…


Còn có món ragu khoai sọ nấu cùng cà rốt, rau xanh là món đồ cúng phổ biến, bát ragu thơm ngon được các thành viên trong gia đình thưởng thức nhằm mang lại lộc tài, niềm sung sướng. Mọi người cùng ăn chung một bàn, nguyện ước quan hệ giữa những người thân gắn bó hòa thuận, chung sức chung lòng.

CHÀO NĂM MỚI VỚI NHỮNG TỤC LỆ ĐẶC TRƯNG
 Đầm ấm đêm giao thừa
Đêm 30 Tết, cả nhà sẽ cùng nhua quay quần ăn tất niên tạm biệt năm cũ, chào đón một năm mới với nhiều mong ước tốt lành sắp tới. Giây phút giao thừa khi đồng hồ điểm 24H cũng là thời khắc thiêng liêng nhất, cũng là lúc tiếng chuông nhà chùa vang lên. Mọi người sẽ cùng nghe được tiếng chuông qua các kênh truyền hình trực tiếp trên Tivi, người Nhật có quan niệm rằng tiếng chuông chùa điểm đủ 108 tiếng sẽ có mãnh lực xua đuổi 108 con quỷ sứ bạo tàn, ác độc.
Trong không gian này, người lớn nhất trong nhà sẽ tuyên đọc lời chúc mừng năm mới, mọi người cùng nhau nâng chén rượu thần, ăn bánh tết và trò chuyện vui vẻ.

Thắp hương cúng tổ tiên và các vị thần

Cũng vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ đặt các loại bánh dầy, bánh Tokonoma lên bàn thờ ông bà, tổ tiên bày tỏ lòng kính trọng, nhớ ơn người thân đã khuất và các vị thần. Trên mâm cỗ sẽ đặt đôi đũa có đầu nhọn vì tín ngưỡng các bậc thần thánh sẽ ăn bằng loại đũa này.
Có thể bạn quan tâm: Khóa học tiếng Nhật giao tiếp tại Ichigo
Lì xì may mắn
Ngày 1/1 là ngày quan trọng khởi đầu năm mới, đánh dấu một những điều mới mẻ sắp đến. Người ta quan niệm rằng, xem Mặt trời mọc vào bình minh sáng ngày này là cách tốt nhất để đón chào một năm an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Cùng lúc này, những chiếc bánh Tết sẽ được chia ra cho từng người trong gia đình. Tương truyền vị thần Toshigamisama sẽ mang đến cho gia chủ sức khỏe, nguồn năng lượng dồi dào qua từng miếng bánh Tết sau khi cúng Thần. Đây cũng là nguồn gốc cho sự ra đời của tục Lì xì tết  hay còn gọi là Toshidama.
Người ta thường Lì xì cho trẻ con quà bánh, hoặc tiền mừng tuổi khi các bé đến nhà “Sung đất” và chúc tết người lớn bằng những lời chúc tốt đẹp, mong cầu mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.

Bùa may mắn Nhật Bản
Chúc tết mọi người
Từ mùng 1 trở đi, người người, nhà nhà sẽ đi chúc tết nhau, bà con xa gần, con cháu sẽ đến thăm và chúc Tết ông bà, cha mẹ. Bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp cũng gửi cho nhau những lời lúc thành ý, viên mãn. Người Nhật gọi 3 ngày đầu xuân của tháng giêng  là “ ba ngày chúc tụng” với mong cầu cả tháng Tết hòa thuận, yên ấm, quan hệ bền chặt, gắn bó.
Thông thường, gia chủ sẽ chuẩn bị một quyển sổ ký tên và bút chì trước cổng nhà, khi khách đến chúc tết sẽ để lại thông tin hoặc cài danh thiếp của mình vào sổ, ngụ ý đã đến đây. Nhiều người còn mang theo cả 1 chiếc khăn thêu nhỏ có khắc tên mình để gửi tặng chủ nhà khi đến thăm mừng.
Ngoài ra, mọi người còn tặng nhau thiếp mừng năm mới. Nhật Bản cũng được biết đến là quốc gia in thiếp mừng vào lễ đầu năm nhiều nhất trên thế giới. Tất cả các thiếp mừng có cùng một người nhận sẽ được tập trung lại và sẽ gửi đến người đó đúng vào ngày mùng 1 Tết. Tạo sự bất ngờ cũng như niềm hạnh phúc cho gia chủ khi cảm nhận được sự quan tâm của bạn bè, người thân đối với mình.
Tuy nhiên, phong tục gửi thiếp mừng đầu năm này sẽ không được thực hiện nếu như trong năm đó gia đình có người nhà qua đời. Vì người Nhật quan niệm trong năm đau buồn đó không nên vui mừng, phô trương mà nên thầm lặng, yên tĩnh tưởng nhớ người đã khuất.
Cách xưng hô của người Nhật
Lễ chùa đầu năm
Cũng như Việt Nam nước mình, người Nhật sẽ có phong tục xuất hành đầu năm, đi lễ chùa, khấn Phật trời, cầu may mắn, sung túc. Theo phòng thủy, mỗi năm, bổn mạng mỗi người sẽ có một hướng địa lý thuận lợi nên nếu năm đó hướng Bắc là tốt thì người đi xuất hành sẽ đi về hướng chùa phía Bắc.
Khi đến viếng chùa, việc đầu tiên mọi người cần làm là súc miệng, rửa tay. Sau đó sẽ cho vào hòm công đức hay còn gọi là thùng Tam bảo những đồng tiền xu, họ quan niệm đây là tiền hương hoa dâng lên cho Đức Phật.
Cúi lạy chư Phật và van vái nguyện cầu, tâm niệm của bản thân về công việc và gia đình thêm phần may mắn cho năm mới thuận hòa, an yên.
Những ngày cuối năm cũng đang dần chóng qua, ngày Tết đến cũng chỉ còn đếm trên từng đầu ngón tay. Mọi người trên toàn thế giới tuy đang tất bật với bộn bề công việc cuối năm, nhưng chắc hẳn niềm nôn nao, chờ đón lễ hội mùa xuân, lễ hội đoàn viên sắp đến cũng đang rạo rực ở mỗi con tim.
Trong những ngày cuối năm này, những người thân trong gia đình hãy dành cho nhau nhiều thời gian và tình cảm thân thương hơn, vì vốn dĩ không có gì hạnh phúc bằng mái ấm gia đình ngày xuân sang.
ST

No comments:

Post a Comment